Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

NHỮNG BÀI HÁT VỀ TUỔI HỌC TRÒ CỦA CỐ NHẠC SĨ THANH SƠN


 Trên bầu trời âm nhạc Việt nam chưa có nhạc sĩ nào viết được nhiều ca khúc hay về tuổi học trò như nhạc sĩ Thanh Sơn. Những bài hát của Nhạc sĩ góp phần tạo nên tâm hồn người Việt nam và sẽ trường tồn mãi với thời gian.


NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gũi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau hết rồi,
giờ như nước trôi qua cầu.
Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có haỵ
Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè sang, kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm


BA THÁNG TẠ TỪ 

Người ơi thắm thoát niên học hết rồi. 
Chúc nhau cạn lời giây phút ly bôi.
 
Ngày mai tan trường mình không chung lối.
 
Thương nhau nhiều biết gửi về mô.
 
Kỷ niệm cũ tan vào hư vô.
 

Cầm tay bốn mắt thương cảm nỗi sầu.
 
Tiễn đưa bùi ngùi phút cuối như nhau.
 
Đời không bao giờ hợp nhau mãi mãi.
 
Thương yêu rồi nỡ đành biệt nhau.
 
Để nhung nhớ muôn vạn ngày sau.
 

Thôi nhé, từ đây cách xa trong đời.
 
Vẫn buồn theo tháng ngày trôi.
 
Nụ cười khô héo trên môi.
 
Mỗi lần, thấy phượng nở tim xao xuyến.
 
Bạn bè đâu chỉ ta một mình.
 
Nỗi buồn này đành câm nín.
 

Rồi đây, có những khi buồn não lòng.
 
Cố nhân biền biệt có nhớ nhau không.
 
Ngoài kia hoa phượng rụng rơi tơi tả.
 
Dư âm làm sống lại đời ta.
 
Dù ngăn cách nhớ hoài ngày qua

BUỒN NHƯ PHƯỢNG

Giờ đây đứng trước ngôi trường cũ 
Rưng rưng hoa phượng nở
 
Mà hồn tôi nhớ về xa xôi
 
Và nhớ áo trắng vui đùa bay
 
Như bướm say hồn nắng
 
Tuổi thơ biết bao êm đềm .
 

Hè sang ve gieo cũng buồn bã
 
Bâng khuâng câu từ giã
 
Mà thương tiếc ngày vui qua
 
Phượng ơi sắc thắm trên ngàn cây
 
Mơ ước sao người đi
 
Còn thương nhớ ai nơi này .
 

ĐK:
Ngày xưa lên năm lên ba
 
Bên nhau vui ca dưới khung trường nhỏ
 
Tháng năm trôi qua như mơ
 
Phơi pha ngây thơ nào có ai ngờ .
 

Kỷ niệm một thời con gái
 
Dệt mộng dệt mơ êm ái
 
Em còn nhớ chăng em ơi
 
Biết nay em đi về đâu
 
Có mơ khi nào về đây
 
Thăm lại trường xưa .
 

Lòng tôi vẫn nhớ thương trường cũ
 
Vẫn nhớ thương người cũ
 
Thầm mong có ngày gặp nhau
 
Phượng ơi có biết chăng giờ đây
 
Nâng cánh hoa chiều phai
 
Hồn vương vấn nơi xa vời ... !!!

EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA

Trường làng em có hàng tre xanh 
Cây rợp bóng mát yêu đời yên lành
 
Nhịp cầu tre lối về nhà em
 
Qua rẫy nương xanh thấy vui êm đềm
 

Tình quê hương gắn liền yêu thương
 
Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường
 
Thầy cô em đã dạy cho em :
 
Yêu nước yêu quê và yêu gia đình
 

Tre xanh kia sẽ có ngày rồi già
 
Chồi non vươn lên thắm cây vườn mượt mà
 
Trường học này là cây hoa, còn nụ cười là hương hoa
 
Bay tỏa khắp quê nhà
 

Em siêng năng gắng học hành ngày ngày
 
Rồi mai sau đây sẽ nên người thành tài
 
Dù đời cuộc nhịp thoi đưa, từng mùa hè từng cơn mưa
 
Em ... vẫn nhớ trường xưa...

GIẬN HỜN

Trả lại em yêu chiếc khăn ngày nào, 
ngày còn bên nhau ái ân tràn đầy.
 
Trả lại em yêu những năm học trò,
 
những đêm hẹn hò, ngày ta có nhau.
 

Giận hờn chi em, nét mi đượm buồn.
 
Giận hờn chi em trút thêm muộn phiền.
 
Giận hờn cho nhau nỗi đau ngập lòng,
 
vắng xa thật rồi người ơi biết chăng.
 

(Điệp khúc):
Trả lại cho em, trả lại cho em,
 
lời nào yêu thương còn đọng trên môi và tình ta đó
 
những đêm trăng tàn,
 
để lần sau cuối khi nhìn thấy nhau để ngày mai đó duyên tình cách xa.
 
Tiếng yêu ban đầu còn đâu nữa em ?
 

Người đành xa ta, bỏ ta một mình,
 
để rồi ra đi cách xa ngàn trùng.
 
Kỷ niệm năm xưa sẽ tan như bọt bèo,
 
ái ân ngày nào giờ như giấc mơ.

HAI CÁNH PHƯỢNG BUỒN

Phượng đỏ rơi thắm sân trường
Nghe trên cây ve réo gọi nắng hồng
Hè ơi thôi đến đây chi
Cho phút chia tay nhiều xót xa

Người hỡi cho vài lời âu yếm
Ấm êm cõi lòng
Nỗi buồn vời vợi tim ta
Càng thêm nung nấu trong tâm hồn mình người ơi

Buồn nhớ em ơi
Mai này đây mỗi đứa xa một nơi
Có biết đâu nơi trường xưa có người đang đợi chờ
Chờ đợi tin ai nơi miền xa xôi ấy
Cho vơi bớt nhớ thương
Hè mang chia cách cho tình ta đôi nơi
Mong ước sao hè sẽ chóng phai

Từ giã đôi đứa đôi đường
 
Ta trao nhau hai cánh phượng u sầu
Nhìn nhau không nói nên câu,
Ôi phút chia tay dại mái đầu
 

Người hỡi mai người về quê cũ
 
Biết tôi chốn này,
Mỗi chiều nhìn hoa phượng rơi
Mà nghe nhung nhớ trong tâm hồn một người thôi.

HẠ BUỒN

Mượn một ca khúc viết lên tâm sự 
Biết bao nỗi niềm phút giây tạ từ
 
Hình dáng những người thân yêu,
Xa rồi để thương nhớ nhiều
 
Giờ biệt ly ôi thấy đìu hiu,
Nhìn nhau không nói mắt rưng rưng buồn
 
Xót thương xác phượng tả tơi bên đường
 
Bạn cũ, mái trường xưa ơi!
 
Ghi vào lòng tôi suốt đời,
Ngậm ngùi đành câm nín mà thôi!
 

Tôi vẫn nhớ sân trường và cây đa,
Nhớ một ông giáo già, nhớ bạn bè hôm qua.
 
Bao kỷ niệm nhắc lại khi hè đến,
Ngày xưa ơi nhớ mãi không quên!!
 

Thời gian ngăn cách chúng ta trong đời
 
Nhớ thương rất nhiều nói không nên lời
 
Màu áo tím ngày xưa đâu?
 
Đem vào lòng thêm trái sầu
 
Hạ buồn nhớ mãi ngàn sau…

LƯU BÚT NGÀY XANH

Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi 
Nhắc lại câu chuyện buồn
 
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
 
Nơi kỷ niệm êm ái
 
Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ
 
Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường
 
Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường
 
Tiếng cười vạn tình thương
 

Và thuở ấy biết bao nhiêu buồn vui
 
Gói trọn trong tuổi đời
 
Tình đẹp như trang giấy kết vần thơ
 
Như một nụ hoa trắng
 
Nhưng bao nhiêu yêu dấu đã phai mờ
 
Thời gian nỡ vùi chôn tuổi học trò
 
Người em gái mến thương nơi chốn nào
 
Bao giờ mình gặp nhau
 

Có những lần hoàng hôn rớt trên vai
 
Bước chân đi lòng nuối tiếc ai hoài
 
Nhặt hoa rơi mà không nói nên câu
 
Nhớ nhau vì đâu
 
Biết nói gì tình ta trót chia phôi
 
Khép tâm tư dành riêng mến một người
 
Ngày xanh ơi! Ngày xanh chết trong tim
 
Biết đâu mà tìm
 

Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
 
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau
 
Anh cài cành hoa tím
 
Hoa xưa đây nhưng bóng dáng anh đâu
 
Dòng nhật ký đã ghi nuốt tâm tình
 
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn
 
Để lại chuyện buồn vui...

PHƯỢNG BUỒN

Em đến với em vào một ngày trời đẹp nắng 
Một ngày phượng hồng thắm trong đôi mắt buồn xa xăm
 
Phượng hay bâng khuâng tưởng chừng như cô đơn
 
Nên khi chiều xuống thấy vấn vương tâm hồn.
 

Anh có biết không hè về phượng hồng đẹp lắm
 
Tình mình càng nồng thắm cho bao ước vọng cao dâng
 
Giờ trong tim màu hồng không phai phôi
 
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi
 

ĐK:
 
Lòng vẫn hay buồn
 
Vì đời thay đen đổi trắng, người dối gian
 
Dẫu là đem vui, cho những người nhiều tình yêu
 
Càng xót xa nhiều.
 

Trong tiếng hát ve phượng hồng là hoàng hậu đó
 
Phượng buồn vì tình ta tan theo sóng biển nổi trôi
 
Ngàn năm trong tôi, tình này không phai phôi
 
Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi

VE SẦU MÙA PHƯỢNG

Nhớ nhiều mỗi lần nhìn mùa hè sang
Ve sầu cũng buồn vì đời hợp tan
Mến thương từ độ chúng mình gần nhau
Tuổi học trò mơ mộng lúc đầu
Phượng bên ve ân tình đậm sâu.

Thế rồi giã biệt thầy cũ trường xưa
Niên học hết rồi mình buồn làm sao
Tiếng ve u buồn nức nở vọng ngân
Thấy hoa phượng rớt rụng trước thềm
Lòng rưng rưng nhớ thương nhiều thêm.

[ĐK:]

Chia tay bạn bè còn ai đâu nữa
Bốn phương biết rồi mỗi đứa một đường
Phượng ơi ! Còn lại dòng lưu bút buồn
Hết rồi phút giây đến trường
Mười hai năm viết mỏi viết mòn.

Nhớ nhiều biết người tình này về đâu ?
Ve sầu khóc mùa phượng buồn làm sao !
Mỗi năm sân trường chấp nhận biệt ly
Tiếng ve sầu nhắc chuyện lúc đầu.
Mùa phượng mang nhớ nhung về sau.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

TRỞ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA


 Thật không ngờ chuyến công tác trở lại Mông cổ của tôi thành công đến như vậy. Thông qua E-mail, lớp chúng tôi đã hẹn gặp lại nhau tại quảng trường Sukhbataar vào dịp lễ Naadam sau 35 năm tốt nghiệp. Nếu không thông báo trước có lẽ chắng thể nào nhận ra nhau được. Đại đa số ăn mặc quần áo cổ truyền. Ở tuổi xấp xỉ 60 tuy chưa phải chống gậy nhưng nhìn ai cũng thấy thể hiện rõ là lớp người thừa của xã hội. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng. Không phải riêng tôi mà chính các bạn sống tại Mông cổ có người cả chục năm chưa hề gặp nhau. Cảm động nhất là Thày phụ trách bị tai biến liệt cả người mà vẫn bắt con đưa đến gặp lại học trò cũ. Thày khi ấy là thày giáo trẻ mới tốt nghiệp được phân công làm chủ nhiệm lớp do đó luôn bị sinh viên trêu chọc. Chúng tôi bồi hồi kể chuyện với nhau về gia đình và công việc. Người còn, người mất nay gặp lại sau 35 năm thật sự cảm động.
Lớp tôi có 42 sinh viên trong đó 39 sinh viên Mông cổ và 03 sinh viên Việt nam. Đến nay 09 bạn đã về với tổ tiên. 11 bạn do nhiều lý do không thể về gặp mặt được. Cuộc hội ngộ của 22 người chất đầy kỷ niệm.


Lớp Chăn nuôi khóa 1973-1978 tổng số 42 sinh viên


Nay chỉ còn thế này thôi

  
Tổ 3 gồm 14 sinh viên

Chụp ảnh kỷ niệm xong chúng tôi đã cùng nhau về thăm trường cũ. Đoạn đường từ quảng trường vào trường không xa lắm mà phải đi mất gần một giờ. Ulanbator bây giờ đông đúc lạ thường. Cả thủ đô là một công trường xây dựng. Nhà cửa đua nhau mọc lên. Toàn bộ khu Zaisan cạnh trường và toàn bộ khu đất trống từ sông Thol kéo dài đến đường đi sân bay và công viên thiếu nhi bây giờ đã được lấp đầy bằng các cao ốc và các khu căn hộ cao cấp. Sát trường phía đồi Zaisan là khu dân cư cao cấp với các nhà hàng san sát. Khu đất trống trước cổng trường và sân bóng đá bây giờ đã trở thành khu dân cư với các nhà cao tầng đồ sộ. Ký túc xá cũ vẫn còn nguyên. Trước cửa nhà ở của giáo viên cũ bây giờ là khu ký túc xá dành cho sinh viên quốc tế. Trường đang đại tân trang để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường cho nên chúng tôi phải vào bằng cửa sau.


May mắn vẫn còn nguyên



Cổng sau của trường

Cống sau trước đây đi ra con đường nhỏ bây giờ là đường lớn nối liền với Viện Chăn nuôi. Phía trong Viện trước đây là bệnh viện thực hành của Khoa Thú y còn bây giờ được xây khang trang thành Trường Đại học Thú y.

 Mặt tiền của trường vẫn như xưa


Vị trí 35 năm trước lớp đã chụp ảnh kỷ niệm

Cổng chính của Trường vẫn như xưa. Vườn cây xanh hai bên sân trường vẫn còn đó. Cả lớp bồi hồi ngắm lại cảnh vật xưa và quây quần bên nhau chụp ảnh tại chính nơi đã cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm ngày ra trường. Ngày ấy đông vui là thế mà giờ đây chỉ còn thế này thôi. Những khuôn mặt nhàu nát vì sự tàn phá của thời gian nhưng tràn đầy tình người đang ngơ ngác giữa cảnh cũ người xưa.


Hành lang bây giờ không còn bóng lộn như xưa

Lên bậc cầu thang chính là hành lang rộng và hội trường lớn nơi trước đây chúng tôi thường hòa nhạc và khiêu vũ. Hành lang ngày chúng tôi học được đánh vecni bóng lộn. Lao công phải dùng mùn cưa ẩm để lau bụi hàng ngày. Nay do tàn phá của thời gian, sàn đã bị hỏng và được sơn toàn bộ. Sàn hành lang của các khoa bây giờ đã bị mục nát và đang được bật lên thay toàn bộ. Các phòng học, phòng thí nghiệm cũng đang được sơn lại tường và sửa lại sàn nhà. Toàn bộ công trình sửa chữa, tân trang đang được gấp rút hoàn thành trước ngày khai giảng năm học mới và ngày kỷ niệm 70 năm thành lập trường.

 Bồi hồi trước cửa lớp  

 Lớp cũ  vẫn còn đây
Cả lớp ngồi quanh bàn hàn huyên lại chuyện xưa. Lớp Trưởng thay mặt toàn thể học sinh cũ chúc sức khỏe Thày chủ nhiệm và gửi đến thày tình cảm và quà lưu niệm của lớp nhân 35 năm ngày ra trường. Một bạn là nhà văn tặng Thày và cả lớp vài tác phẩm đã in và một bạn là nhà thơ đã đọc một bài thơ mới sáng tác nhân dịp kỷ niệm 35 năm tốt nghiệp về thời sinh viên. Bài thơ thật cảm động đã làm thày trò cả lớp ngập tràn nước mắt. Sau một vài bài cảm tưởng đậm tình nghĩa thày trò, chúng tôi chia tay để Thày về nghỉ. Thày ngồi xe lăn hai má chảy dài nước mắt lúc chia tay làm cả lớp nghẹn ngào lưu luyến và thầm cầu mong còn có dịp được gặp lại Thày. ...
Sau đó cả lớp đến tượng đài Quán Thế Âm cạnh Trường để thắp nến cầu siêu cho 9 bạn đã đi trước về cõi vĩnh hằng. Xe tiếp tục đưa đoàn về khu nghỉ mát gần tượng đài Chingis-Khan. Tượng đài được xây dựng trên khu đồi không cao lắm. Quần thể tượng đài gồm vua , vợ vua và các công trình phụ trợ.

 Chụp ảnh kỷ niệm dưới chân tượng đài Chingis-Khan

Bức tượng uy nghi nhìn về phía Nội Mông đầy suy tư. Người hành hương chắc cũng thấu hiểu tâm sự nung nấu tâm can của Người: Lãnh thổ. Vấn đề đó không chỉ của riêng Mông cổ mà còn của nhiều nước khác đang ngày đêm đấu tranh vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.


Người đang suy tư điều gì?


 Cùng chia xẻ nỗi ưu tư của Người              Kỷ lục guiness bước chân người khổng lồ

 Ôn lại những kỷ niệm xưa


Lớp trưởng cụng ly nhân ngày gặp mặt

Chúng tôi từng người tóm tắt cho cả lớp nghe về cuộc sống gia đình, công việc kể từ ngày ra trường. Kể xong mỗi người phải hát một bài. Không khí thật vui y hệt thời sinh viên. Kế hoạch là sẽ nghỉ đêm và đốt lửa trại tại khu nghỉ. Tuy nhiên do Hội đồng Trường thay đổi lịch hẹn tiếp đoàn Cựu sinh viên Việt nam vào 10:00 sáng hôm sau cho nên chúng tôi phải rút ngắn cuộc vui. Ăn, hát, nhảy... cứ như vậy kéo dài đến 11:00 tối. Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn. Chúng tôi trở về Ulanbator trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Bài hát kỷ niệm thời sinh viên cứ vang mãi không ngừng. Chúng tôi chia tay trong muôn vàn cảm xúc và hẹn ngày tái ngộ. Các bạn hẹn sẽ ra sân bay tiễn tôi. Tôi về đến khách sạn đúng 3:20 đêm.
Có lẽ trong cuộc đời không có nhiều người đạt được hết những ước muốn. Tôi thật may mắn là một trong những người đó. Chuyến công tác “Thăm lại mái trường xưa” đã giải tỏa được nhiều nỗi nhớ nhung , trăn trở trong tâm hồn tôi suốt 34 năm. Gặp lại những người xưa, trả được phần nào món nợ ân nghĩa của một thời gian khó đã làm vơi đi nỗi khắc khoải trong tôi. Giờ đây tôi đã hoàn toàn mãn nguyện về quãng đời 7 năm của một thời trai trẻ.
Xin trân trọng cám ơn Người.